VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC CON
Cha mẹ có vai trò như thế nào đối với con cái? Để trả lời cấu hỏi này chúng ta xem xét dưới các góc độ khác nhau: sinh lý, tâm lý, xã hội và tài chính. Cha mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của trẻ. Theo quan điểm cổ điển, vai trò cơ bản của cha mẹ đó là nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, rèn luyện kỹ cương cho trẻ, quản lý công việc nhà và cung cấp tài chính đầy đủ cho gia đình. Theo quan điểm mới, cha mẹ lấy trẻ làm trọng tâm và hướng đến sự trưởng thành và phát triển tối ưu cho trẻ, giúp trẻ có sự trưởng thành thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc phù hợp.
Chăm sóc các nhu cầu sinh lý của trẻ:
Vai trò đầu tiên của cha mẹ đó là chăm sóc các nhu cầu sinh lý của trẻ, đó là các nhu cầu về thức ăn đầy đủ, không khí trong lành, ánh sáng đầy đủ, ngũ đủ giấc, thời gian giải trí…
Cung cấp môi trường tối ưu:
Cha mẹ phải cung cấp môi trường an toàn, nuôi dưỡng và nâng đỡ, nhờ đó trẻ mới lớn lên khoẻ mạnh. Để phát triển tối ưu, trẻ cần: môi trường nhà ở đầy đủ, không khí gia đình tích cực, các điều kiện cho sự thay đổi và cải thiện tích cực, các cơ hội để khám phá và trãi nghiệm môi trường của trẻ…
Bảo vệ trẻ:
Đảm bảo môi trường của trẻ là an toàn. Bạn phải bảo vệ trẻ và cảnh báo trẻ bằng cách nói cho trẻ biết cái gì là an toàn và cái gì không an toàn, trước khi trẻ khám phá môi trường xung quanh. Dạy cho trẻ biết sự khác biệt giữa cái đúng với cái sai và cái sai nguy hiểm như thế nào đến bản thân trẻ và người xung quanh. Mục đích của cha mẹ là bảo vệ con của mình khỏi các điều nguy hiểm và giử cho trẻ được an toàn.
Dạy và giáo dục cho trẻ
Để trẻ lớn lên một cách thích hợp, nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ giới hạn trong việc cung cấp thức ăn, chổ ở và bảo vệ, mà còn đòi hỏi cha mẹ dạy và giáo dục trẻ, cung cấp kiến thức và tạo khuôn mẩu tính cách, chuẩn bị cho trẻ đối diện với thế giới thực tế. Mục đích chính đó là tạo điều kiện để giáo dục trẻ tốt nhất. Cha mẹ phải là người quan sát tinh tế (để có cái nhìn tổng thể về hành vi, cảm xúc và các hoạt động của trẻ) và là người chỉ dẫn cho trẻ. Nếu bạn muốn thành công trong quá trình giáo dục trẻ, bạn nên là mô hình cho trẻ.
Cho trẻ cơ hội để cuối cùng trở thành một hành viên khoẻ mạnh của cộng đồng. Để trẻ có thể hoà nhập tốt với cộng đồng, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ các kiến thức về văn hoá của cộng đồng do đó trẻ sẽ có các thông tin cần thiết và các kỹ năng để lớn khôn thành một người trưởng thành tốt. Cha mẹ chú ý đến cách hướng dẫn trẻ thích nghi và hoà nhập xã hội. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng thích hợp và giúp trẻ sống độc lập.
Hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ và giúp đỡ:
Ngồi lại và lắng nghe trẻ, tiết chế các quan điểm của cha mẹ và chỉ đề nghị các đinh hướng và hướng dẫn thích hợp. Một vai trò quan trọng khác của cha mẹ đó là hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trính phát triển nhân cách của trẻ. Cách tốt nhất giúp trẻ đó là thảo luận để đưa ra đinh hướng chứ không phải đưa ra các mệnh lệnh; hướng dẫn trẻ tiến trình phát triển chứ không làm việc thay cho trẻ ( giúp trẻ thích ứng, chứ không giải quyết vấn đề cho trẻ). Với sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ có cảm giác tự định hướng đó là nguồn gốc của sự thành công.
Cha mẹ đứng xa ra và tạo điều khiện để trẻ tìm thấy sự độc lập, cho phép và động viên trẻ độc lập, giúp trẻ giải quyết và cân bằng các nhu cầu để độc lập và phụ thuộc. Hiểu được nhu cầu độc lập của trẻ mà không để mất đi tất cả uy quyền của cha mẹ. Khi đứa trẻ thể hiện ở mức độ nào đó về trách nhiệm và tính độc lập, trẻ sẽ có nhiều đặc quyền và tự do hơn, nhưng khi trẻ có các hành vi không phù hợp, cha mẹ sẽ thu hồi các đặc quyền và tự do đó.
Lúc còn nhỏ, cha mẹ quyết định cho con cái, nhưng đến tuổi thanh thiếu niên cha mẹ chỉ nên giúp trẻ đưa ra quyết định, rồi giúp trẻ đạt đến mục tiêu đã đề ra và chỉ giúp trẻ khi thực sự cần thiết.
Cha mẹ nên hiểu rằng trẻ đang giao tiếp một cách trực tiếp hoặc giám tiếp thông qua tháy độ và hành vi của trẻ. Một phần chính trong các vai trò của cha mẹ đó là thiết lập và duy trì trật tự trong gia đình thông qua việc yêu cầu thực hiện các kỹ cương. Khi trẻ có các hành vi không phù hợp, cha mẹ nên có phản ứng bình tỉnh, hằng định, thích hợp và sau đó đưa ra một cách nhẹ nhàng phản hồi để chỉnh sửa hành vi của trẻ. Nói chuyện một cách điềm tỉnh và đồng cảm giúp trẻ nhận thức được lổi lầm của mình. Phản ứng khó chịu làm gia tăng xu hướng chống đối của trẻ.
Đặt ra ranh giới và giới hạn của trẻ, đưa ra các quy định và tiêu chuẩn rỏ ràng. Tạo dựng uy quyền của cha mẹ, cha mẹ thể hiện người có trách nhiệm và khi trẻ vi phạm giới hạn thì áp dụng các kỹ cương và nhận các hậu quả. Tuy nhiên cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ biết các hành vi nào không phù hợp và hậu quả sẽ như thế nào cho trẻ.
Cuối cùng cha mẹ phải là người mạnh mẻ và làm những điều tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ là người cho hơn là người nhận, cho và tiếp tục cho mãi. Cha mẹ cũng phải tiếp tục học, cải thiện và làm tốt hơn kiến thức và kỹ năng làm cha mẹ của mình.
COPYRIGHT © 2014 - BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : 193 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam Số điện thoại: 0236.3.842.326 |
Powered (+) Designed
|